Hậu mãi
Trang chủHậu mãiHỗ trợ kỹ thuật

Các lỗi hay gặp của đầu dò máy siêu âm

Thứ Tư, 12/08/2015 15:30
Kể từ khi ra đời, kỹ thuật chẩn đoán dựa trên siêu âm ngày càng được sử dụng rộng rãi trong y tế. Trang bị các máy siêu âm là các đầu tư cơ bản nhất của các cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, cơ sở càng lớn thì thiết bị phải càng cao cấp và đắt tiền. Ngoài ý nghĩa chẩn đoán, siêu âm ít mang lại rủi ro, ứng dụng rộng rãi và nó còn là nguồn thu nhập chủ đạo của các cơ sở y tế thông thường.

Trong máy siêu âm, đầu dò là bộ phận phải làm việc nhiều nhất, ngoài các tác vụ thông thường là thu nhận và xử lý tín hiệu ban đầu nó còn thường xuyên chịu tác động cơ học từ bên ngoài nên rất dễ bị tổn thương. Tuổi thọ của đầu dò ngoài yếu tố phụ thuộc vào thương hiệu của hãng sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng và bảo quản của người dùng.

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các bác sỹ những lỗi thường gặp nhất của các loại đầu dò và định hướng khắc phục.
 
Bong lớp cao su dán bề mặt: hay gặp ở bề mặt đầu dò 2D

-  Thường do dùng lâu làm giảm chất lượng cao su bề mặt, dùng nhiều gây nóng và có không ít trường hợp là do côn trùng gặm. Biểu hiện bên ngoài nhìn thấy khuyết bề mặt hoặc phồng ở góc lớp cao su bề mặt. Lúc này tùy vào mức độ mà hình ảnh có thể mờ hoặc mất hẳn sóng trên dĩa quạt.
-   Khắc phục: bóc và làm sạch hết lớp cao su cũ và dán một lớp cao su non chuyên dụng mới và dán miếng cao su lên trên cùng để đảm bảo thẩm mỹ và tạo độ phẳng cần thiết cho bề mặt. Chi phí thường dao động 2 – 4 triệu
 
Chết một hoặc nhiều vùng chấn tử

-   Thông thường lỗi này ít gặp nếu người sử dụng bảo quản tốt, một số đầu dò kém chất lượng thì dễ gặp hơn do tuổi thọ linh kiện kém. Lỗi này chủ yếu xảy ra do tác động cơ học như va đập làm vỡ hoặc bong lớp chấn tử ở bề mặt đầu dò. Một số trường hợp là cháy hoặc chết lớp chấn tử này.

Biểu hiện thường là mờ ít hoặc tạo thành vệt đen trên dĩa quạt, đến đây ta cần phân biệt với bong bề mặt lớp cao su ngoài cũng gây hiện tượng tương tự. Nhưng thông thường nếu bong thì tín hiệu thường mờ và sử dụng tay ép vào chỗ bong hình ảnh sóng âm sẽ rõ hơn. Kiểm tra bằng cách sử dụng vật bằng kim loại nhẵn để sát bề mặt đầu dò đi một vòng quanh bề mặt, nếu không thấy bất cứ tín hiệu gì thì khả năng lỗi chấn tử là rất cao.
Bệnh này cũng có khi xảy ra sau khi lớp bề mặt bị bong hở ra nhưng bác sỹ cứ tiếp tục liều cho gel siêu âm vào, lúc này đầu dò nóng kết hợp với lực cơ học tác động trực tiếp lên lớp chấn tử (do mất bề mặt bảo vệ) lớp chấn tử này bong dần ra và nước từ gen siêu âm sẽ chui vào gây bong hoặc cháy lớp chấn tử này.
-  Khi đã kiểm tra chắc chắn lỗi chấn tử thì thông thường phải gửi đầu dò sang nước ngoài sửa chữa, hiện ở nước ta chưa có cơ sở nào có thể khắc phục lỗi này. Đa số các loại đầu dò 2D của các hãng kể cả đời cũ đều sửa được, chỉ một số ít loại của một số hãng không làm được. Chi phí cho sửa chữa lỗi này tầm 10-25 triệu tùy vào loại đầu dò.
Đầu dò sau khi được khắc phục thì thông thường chất lượng hình ảnh vẫn đảm bảo gần như lúc đầu hoặc kém đi không đáng kể.
 
Đứt dây cable tín hiệu


-   Một số đầu dò sử dụng lâu ngày lớp vỏ nhựa bọc bó dây cáp sẽ dần bị thoái hóa và hỏng, nhất là phía cổ đầu dò hay bị đứt lớp vỏ bọc. Một số trường hợp là do động vặt cắn hoặc tác động vô ý của con người.
Do mỗi đầu dò có tới hàng trăm dây truyền dẫn tín hiệu nên nếu đứt một vài sợi có thể chưa nhận thấy biển hiện trên hình ảnh, nhưng dần đứt nhiều sẽ thấy hình ảnh mờ dần đi.
-   Nếu đứt ít có thể nối lại, đứt nhiều cũng có thể nối lại nhưng rất tỉ mỉ và mất thời gian. Trường hợp đứt quá nhiều phải gửi đi nước ngoài để khắc phục. Chi phí phục thuộc vào mức độ nhưng thường không cao
 
Lỗi main Connection trong đầu dò

-    Mỗi đầu dò thường có từ 1-2 main, các main này chịu trách nhiệm cấp nguồn và xử lý tín hiệu sơ cấp thu được từ các chấn tử của đầu dò và truyền dẫn tín hiệu về trung tâm. Lỗi các main này có thể gây chết hẳn hoặc giảm chất lượng hình ảnh của đầu dò.
-    Cách khắc phục duy nhất là sửa hoặc thay main nhưng thường thay vì sửa rất khó. Trường hợp thay thế cũng rất khó bởi linh kiện này thường chỉ kèm theo đầu dò mới, đa sô phải thay đầu bo lấy từ đầu dò cũ
 
Lỗi đầu dò khối 4D

-    Đầu dò khối do có động cơ để di chuyển qua lại nên rất dễ bị lỗi, thường do người sử dụng dùng quá lâu liên tục hoặc nhất là bị tác động lưc cơ học vào lúc động cơ đang quay. Các lỗi động cơ hay gặp là trượt dây Curoa hoặc chết động cơ. Đôi khi gặp các lỗi khác như: bẩn hoặc lỗi cảm biến hành trình của động cơ, khô dầu, kẹt cơ, lỗi bo mạch…Biểu hiện ban đầu thường nghe hoặc cầm sẽ cảm nhận thấy tiếng kêu lục cục và giật lật khật của đầu dò. Hình ảnh 4D chậm có khi treo hoặc không cắt được hình. Nếu chỉ lỗi phần cơ thì ở chế độ siêu âm 2D hình ảnh vẫn bình thường, nhưng khi chuyển chế độ 4D thì xuất hiện các hiện tượng như trên.

-    Với các lỗi bẩn cảm biến, kẹt cơ, khô dầu, trượt dây curoa có thể khắc phục được trong nước với chi phí 5-10 triệu nhưng các lỗi về động cơ, bo mạch thì phải gửi đi nước ngoài xử lý với chi phí trên dưới 30 triệu tùy vào hãng sản xuất. Và có một số đầu dò khối của một số hãng không thể sửa được.

Các lỗi khác
Có một số biểu hiện có thể không phải ở tại đầu dò nhưng cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của đầu dò, đó chính là các vấn đề từ máy chính như:
-    Nguồn cấp cho đầu dò lỗi, thường đầu dò 4D nhận nguồn cấp độc lập với bộ phận khác trong máy.
-    Lỗi, loạn chương trình 4D điều khiển hoạt động của đầu dò khối
-    Lỗi các main CPU, RAM, ROM hoặc main xử lý hình ảnh...: không nhận đầu dò hoặc lỗi hình ảnh thu được
Để xử lý triệt để các lỗi này phải nhờ các kỹ sư có nhiều kinh nghiệm và linh kiện thay thế. Chi phí xử lý thường đắt đỏ nhất khi không sửa được phải thay thế
-    Lỗi main BF, thường có 2 main. Đây là main cao áp phát và thu tín hiệu của đầu dò
-    Lỗi Card đồ họa...

Hỏng đầu dò dù ở mức độ nào thì chi phí khắc phục cũng rất tốn kém và ảnh hưởng nhiều đến tuối thọ của thiết bị nên các bạn hãy hết sức giữ gìn máy siêu âm yêu quý của mình.

Nguồn Choyte.com

Các tin khác